BẢN TIN NÔNG VỤ TRONG TUẦN HUYỆN CHÂU THÀNH

I. TÌNH HÌNH CHUNG

  1. Tình hình khí tượng thủy văn:

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, tình hình thời tiết, khí
tượng, thủy văn khu vực Nam Bộ trong vụ Hè thu 2024 có những diễn biến như sau:

    1.1 Khí tượng:

      1.1.1 Hiện tượng ENSO:

Dự báo El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong
khoảng thời gian từ tháng 4-6/2024 với xác suất 75-80%. Từ tháng 7-9/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 55-65%.

    1.2 Lượng mưa:

      1.2.1 Dự báo mưa:

Mùa mưa tại khu vực xuất hiện muộn, thời kỳ từ tháng 6/2024 gió mùa
Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm
(TBNN). Tháng 6 tổng lượng mưa (TLM) phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa từ tháng 7-9/2024, phổ biến xấp xỉ cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ 10-20%.

Dự báo từ ngày 01/6 đến ngày 10/6/2024: từ ngày 01-03/6/2024 có lúc có nhiều mây, trưa chiều có mưa, ngày 04/6/2024 sáng nắng, chiều có nhiều mây, từ ngày 06-08/6/2024 ít mây, ít mưa, từ ngày 09-10/6/2024 sáng nắng, chiều nhiều mây có mưa.

      1.2.2 Nhiệt độ:

Tháng 6/2024 nhiệt độ cao hơn từ 0,5-1,50C so với TBNN cùng thời kỳ.
Từ tháng 7-9/2024, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5-1,00C

    1.3 Thủy văn:

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và cao hơn TBNN nhưng không nghiêm trọng như mùa khô 2019-2020.

    1.4 Bão và áp thấp nhiệt đới:

Từ tháng 6/2024, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/Áp thấp
nhiệt đới (ATNĐ) Tháng 7-9/2024, bão/ATNĐ có khả năng xuất hiện khoảng từ 4-6 cơn trên Biển Đông và khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng đến đất liền.

  2. Tình hình xuống giống và cơ cấu giống:

Vụ lúa Hè Thu 2024, Huyện Châu Thành xuống giống được 27.633,62 ha/27.753,36 ha đạt 99,57 % so với kế hoạch. Trong đó giai đoạn đẻ nhánh 2.378,59 ha, làm đòng 22.869,56 ha, trổ 2.385,47 ha.

Cơ cấu giống: OM 5451 68,54%, OM 380 12,37%, OM 18 7,56%, ĐT8 4,67%, một số giống khác như: Nàng Hoa 9, IR50404, Nếp… chiếm tỷ lệ thấp

  3. Tình hình giá cả và tiêu thụ lúa:

Giá lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 7.400 - 7.500 đồng/kg (giảm 100 đồng); Nếp IR4625 (khô) ở mức 9.800 - 10.000 đồng/kg (giảm 500 đồng); lúa Đài thơm 8 giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ổn định 7.600 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 7.500 - 7.600 đồng/kg. Nàng Hoa 9 giá 7.600 - 7.700 đồng/kg.

Giá phân Ure dao động từ 530.000-570.000đ/bao, phân Kali dao động từ 600.000-620.000đ/bao, phân DAP từ 800.000-1.100.000đ/bao, phân NPK(16.16.8) từ 750.000-800.000đ/bao, phân NPK(20.20.15) từ 1.050.000-1.090.000đ/bao

Các công ty, doanh nghiệp (công ty Đồng Phát, công ty Nông Hưng Phát, công ty Tiến Nông, doanh nghiệp Phương Minh, doanh nghiệp Định Thành,…) ký hợp đồng với nông dân được 2.204,91 ha/841 hộ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI LÚA HÈ THU 2024:

Căn cứ tình hình dự báo thời tiết, khí hậu, thủy văn và tình hình xuống
giống các trà lúa và cơ cấu giống lúa, nông dân cần lưu ý một số sinh vật gây hại chủ yếu sau đây:

Bệnh vàng cam: bệnh xuất hiện rãi rác trên ruộng ở những trà xuống giống sớm với mức độ nhẹ ở một số xã trong huyện.

Rầy phấn trắng: rầy phấn trắng có khả năng phát triển mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng với mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Sâu cuốn lá nhỏ: xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng và gây hại ở mức nhẹ đến trung bình.

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SINH VẬT GÂY HẠI:

Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải
5 giảm; công nghệ sinh thái...; Thăm đồng thường xuyên, quan sát kỹ ruộng lúa
để phát hiện và có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời;

Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, hạn chế bón thừa phân đạm. Khuyến cáo nông dân thay thế một phần phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, tăng khả năng kháng của cây lúa trong điều kiện bất lợi của thời tiết. 

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: nên thăm đồng thường xuyên nếu phát hiện sâu cuốn lá trên ruộng có mật độ trên 20 con/m2, tuổi sâu từ tuổi 1-2 (sâu non mới bắt đầu cuốn lá) thì tiến hành phun trừ bằng một số loại thuốc đặc trị. 

Chú ý: khi phun thuốc trừ sinh vật gây hại phải tuân thủ theo quy tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách), nên luân phiên một số loại thuốc có kiểu tác động khác nhau để nâng cao hiệu quả phòng trừ dịch hại và phải giữ đúng thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Trên đây là bản tin nông vụ của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Châu Thành. Đề nghị chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo cấp xã, thị trấn phân công chỉ đạo cán bộ nông nghiệp thăm đồng thường xuyên, hướng dẫn và giúp nông dân kịp thời quản lý tốt dịch hại nhằm đảm bảo giữ vững năng suất lúa cho vụ Hè Thu 2024.

 Khi có tình huống đột xuất xảy ra, đề nghị bà con nông dân liên hệ với Kỹ thuật viên phụ trách ở UBND các xã, thị trấn hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành theo số điện thoại: 0296.6262679 để được hướng dẫn cụ thể ./.

 

Thông tin liên hệ:

- Nguyễn Thanh Sơn Trưởng trạm SĐT: 0909050394

- Nguyễn Trường Giang Phó Trưởng trạm 

- Kỹ thuật viên các xã, thị trấn;

                                                 

 

                                                          

Trần Ngân