Ngày 22-05-2024, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã Vĩnh Hanh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Di Vu - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành; Đồng chí Trần Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hanh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã đến dự và chủ trì Hội nghị.

Trong năm 2023, tuy lũ nhỏ hơn so với mọi năm, mực nước trong nội đồng ổn định, tuy nhiên đã xảy ra 03 vụ mưa dông, lốc làm tốc mái hoàn toàn 05 căn nhà và 2,5 héc-ta lúa Hè Thu, ước tính thiệt hại trên 990 triệu đồng. Nhưng với sự chủ động, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã đã duy trì một chốt điểm cứu hộ sơ cấp cứu đường sông, đường bộ với trên 09 thành viên sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, các thành viên trong Ban đã gia cố đoạn sạt lở rạch và thi công tuyến bờ bắc Mặc Cần Dưng chiều dài 205 mét với kinh phí 2,5 tỷ đồng, triển khai nạo vét 03 công trình với kinh phí trên 2,2 tỷ đồng. Qua đó, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã đã hoàn thành tốt mục tiêu của công tác năm 2023 là bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và bảo vệ an toàn sản xuất.

Với những kết quả đạt được trong năm 2023, UBND xã triển khai kế hoạch Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã năm 2024. Năm 2024 nhận định tình hình mưa bão tiếp tục diễn biến khó lường, nên ngày từ thời điểm này, UBND xã đã kiện toàn lại Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Ông Trần Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự xã chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: các ấp, các ngành, đơn vị xây dựng Kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai sát với với tình hình thực tế, rà soát, gia cố lại hệ thống đê bao, nhất là những đoạn có nguy cơ sạt lở cao để kịp thời ứng phó khi xảy ra sự cố; Xây dựng lực lượng xung kích tại chổ và thường xuyên tuyên truyền cho người dân về tình hình diễn biến của mưa bão để chủ động gia cố nhà cửa.
Doãn Hiếu